Vì sao phải căn chỉnh góc đặt bánh xe

Cập nhật: 30-11-2016 17:17:15 | Đăng bởi: Admin
Góc đặt bánh xe hay còn gọi là độ chụm bánh xe là thuật ngữ chỉ độ cân bằng của hệ thống lốp xe trên trục, việc các bánh xe bị lệch, bị nghiêng khiến xe mất đi độ cân bằng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu lái, dẫn đến những tình huống nghiêm trọng như mất lái, vô lăng không cân với hướng di chuyển. Vậy vì sao phải căn chỉnh góc đặt bánh xe, và căn chỉnh như thế nào cho đúng. mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Góc đặt bánh xe ( độ chụm bánh xe ) là gì.


- Góc đặt bánh xe gồm có 4 yếu tố : Góc Camber, góc Caster, góc Toe ( Độ chụm ), góc Kingpin.

Các góc đặt bánh xe

Góc Camber là góc nghiêng được tạo bởi mặt phẳng bánh xe và trục thẳng đứng. Theo lý thuyết, bánh xe phải được đặt thẳng đứng để bề mặt lốp luôn tiếp xúc với mặt đường. Thực tế khi hệ thống treo làm việc, đặc biệt khi xe đi vào đoạn đường cua, lực ly tâm làm thân xe bị nghiêng, khiến cho bánh xe không còn theo phương thẳng đứng nữa.

Bởi vậy bánh xe cần phải điều chỉnh nghiêng đi một chút so với mặt thẳng đứng. Góc Camber thường được đặt cho các bánh xe phía trước, đôi khi cũng được đặt cho các bánh phía sau. Nếu góc Camber của bánh xe phía sau vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến cho các chi tiết bị uốn cong nhanh chóng.

Góc Caster là một góc khác giữa trục quay của hệ thống treo và phương thẳng đứng. Góc Caster được đặt cho các bánh xe dẫn hướng để ổn định trạng thái chuyển động thẳng của xe và trả lái sau khi chuyển hướng.

Góc Toe là góc quan trọng nhằm làm giảm mài mòn cho lốp và duy trì trạng thái chuyển động của xe. Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hệ thống treo, mà ta điều chỉnh hệ thống lái để đặt được góc Toe là chụm vào hay mở ra. Góc chụm vào quá lớn dẫn đến mài mòn lốp, góc chum ra lớn sẽ vấn đề cho ổn định của xe.

Khi xe đưa vào sử dụng hàng ngày thì các bộ phận cơ học tự nhiên của các cơ cấu hệ thống lái ( rô tuyn lái, rô tuyn đứng, càng A, giảm xóc, lò xo...) dẫn đến các góc định vị của bánh xe bị sai so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này làm cho các bánh xe sẽ không chuyển động theo cùng một hướng dẫn đến lốp xe bị mòn không đều ( vì bị kéo lê trong khi quay), vô lăng bị vẹo khi xe chạy thẳng, người lái luôn phải ép một lực vào vô lăng để giữ cho xe chạy thẳng, dẫn đến tổn hao xăng và mất an toàn.

- Khi xe đang vào cua mà bị xóc - hai bánh lái sẽ bị dúi thêm về cùng một hướng làm dẫn đến hiện tượng cướp tay lái hay còn gọi là mất lái, Mặt khác do đường xấu và không phẳng nên bánh xe có xu hướng bị mòn không đều dẫn đến bánh xe có hình côn ( mắt thường không nhìn thấy được). Chỉ cần chênh nhau 1mm về chu vi giữa bên phải và bên trái, thì khi xe lăn bánh chục mét hoặc 100m thì độ vít là đáng kể.
 

Vì sao phải căn chỉnh góc đặt bánh xe ?

 
Trong kỹ thuật ô tô các bánh xe được thiết kế sao cho chúng tạo thành những góc nhất định với thân xe và với mặt đường.
 
Xe hơi dù có hiện đại đến đâu thì vẫn phải có bốn bánh tiếp đất. Bánh xe không chỉ có nhiệm vụ đỡ toàn bộ chiếc xe mà còn được thiết kế mang tính hình học tối ưu đê tạo cho chiếc xe có tính năng vận hành tốt như:

góc đặt bánh xe
 
- Khả năng bám đường tốt nhất
- Tạo cảm giá lái “êm” nhất
- Đảm bảo độ bền nhất cho các chi tiết cơ khí (giàn rô tuyn, cao su, bi moay ơ)
- Giảm thiểu nhất độ mài mòn lốp xe
 
Việc thiết kế 4 điểm chạm đất sao cho chúng tạo với mặt đường và tạo với nhau một góc nhất định nào đó còn tùy thuộc vào trình độ thiết kế, công dụng của phương tiện, cũng như mục đích sử dụng xe hơi mà các kỹ sư của hãng sản xuất xe hơi sẽ tính toán làm sao để sao cho chiếc xe có tính năng vận hành tốt nhất hoặc có bộ lốp chạy bền nhất.
 
Trong thực tế sử dụng ô tô, chúng ta thấy có những xe cho người lái cảm giác nhẹ nhàng, chắc chắn, linh họat, chính xác, dễ điều khiển, chạy nhanh không bị láng, lái lâu không bị mệt… và có những xe thì cảm giác lái rất “cứng” hoặc rất “nhão”, hoặc phải tốn nhiều sức để điều khiển xe đi đúng hướng. Tại sao lại như vậy?
 
Hãy khoan nói đến sự khác nhau về công suất động cơ hay bộ truyền động thì sở dĩ có sự khác nhau như vậy là bởi vì các xe đó được thiết kế với các góc đặt bánh xe khác nhau, phù hợp với các tiêu chí nào đó do nhà thiết kế đưa ra. (Các tiêu chí này thường mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: xe chạy êm dịu, vào cua nhẹ nhàng thì lại khó vượt được chướng ngại vật và ngược lại. Cho nên đối với từng lọai xe cụ thể người ta phải hy sinh mục đích này để thiết kế góc đặt bánh xe sao cho thích hợp với mục đích kia ).
 
Do đó, việc thiết căn chỉnh góc đặt bánh xe trong chế tạo xe hơi là một môn khoa học về hình học để đảm bảo cho chiếc xe đó có được các tính năng tối ưu trong vận hành.
 
 
Share lên Zalo

Có thể bạn quan tâm

  • Về chúng tôi
    Giới thiệu công ty
    Lịch sử hình thành 
    Tầm nhìn sứ mệnh
    Câu chuyện thương hiệu
  • Tin tức
    Đánh giá xe
    Khuyến mãi Hot
    Tuyển dụng
  • Dịch vụ
    Dịch vụ bảo hành - bảo dưỡng
    Tư vấn bảo hiểm - sửa chữa
    Thiết kế hoán cải - đóng thùng
    Gia cố chassis + Lắp ráp
    Dịch vụ đóng thùng xe tải
    Dịch vụ cải tạo - đóng sơn thùng
  • CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI Ô TÔ HÒA PHÁT
    Showroom HCM: 765 - 767 Âu Cơ, P. Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
    Showroom Bình Dương: QL13, KP. Bình Đức 2, P. Bình Hòa. TP. Thuận An
    Điện thoại: 0969.21.25.25
    Khiếu nại: 0974.548.548
    Email: sieuthixetaiotohoaphat@gmail.com
Về chúng tôi
Giới thiệu công ty
Lịch sử hình thành 
Tầm nhìn sứ mệnh
Câu chuyện thương hiệu
Dịch vụ
Dịch vụ bảo hành - bảo dưỡng
Tư vấn bảo hiểm - sửa chữa
Thiết kế hoán cải - đóng thùng
Gia cố chassis + Lắp ráp
Dịch vụ đóng thùng xe tải
Dịch vụ cải tạo - đóng sơn thùng
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI Ô TÔ HÒA PHÁT
Showroom HCM: 765 - 767 Âu Cơ, P. Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Showroom Bình Dương: QL13, KP. Bình Đức 2, P. Bình Hòa. TP. Thuận An
Điện thoại: 0969.21.25.25
Khiếu nại: 0974.548.548
Email: sieuthixetaiotohoaphat@gmail.com

Tư vấn miễn phí (24/7) 1800.2077